Nhà hàng Pot Au – Độc đáo Phở Việt bán trong quán Bar Sài Gòn

by Khanh Trang
23 lượt xem
Nhà hàng Pot Au - Độc đáo Phở Việt bán trong quán Bar Sài Gòn

Nhà hàng Pot Au do Chef Peter Cường Franklin vừa khởi xướng. Là một nhà hàng phở hiện đại, nằm tại số 89 Tôn Thất Đạm, Quận 1. Nhà hàng này lấy cảm hứng từ nền văn hóa ẩm thực Pháp và Nhật Bản. Với không gian nhỏ gọn, chỉ có 14 chỗ ngồi quanh quầy bar và bếp mở, khách hàng có thể tương tác gần gũi với các đầu bếp.

Tiệm phở Sài Gòn vào top nhà hàng mới tốt nhất thế giới

Danh sách 29 nhà hàng mới mở tốt nhất thế giới do tạp chí du lịch hàng đầu Mỹ bình chọn cuối tháng 4, có một nhà hàng phở ở TP HCM.

Danh sách các nhà hàng “Hot list” được các chuyên gia ẩm thực của tạp chí du lịch hàng đầu Mỹ Condé Nast Traveller (CnTraveller) tuyển chọn hằng năm. “Hot list” năm 2024 là 29 nhà hàng mới mở tốt nhất thế giới đến từ 21 quốc gia, được tạp chí giới thiệu bằng câu mở đầu nhắc đến TP HCM: “Tổng hợp những điểm đến ăn uống mới tuyệt vời nhất trong năm, từ Miami đến TP HCM”.

Nhà hàng ở TP HCM cũng là cái tên duy nhất của Việt Nam góp mặt trong danh sách này là “Pot Au Phở”, chuyên món phở, không chỉ phục vụ phở thông thường mà sáng tạo các món ăn lạ mang hương vị phở. Món ăn nổi bật tại đây được tạp chí Mỹ nhắc đến là món phở 100 USD, cocktail phở Phojito và món viên phở phân tử.

Nhà hàng Pot Au: đứa con tinh thần lai giữa hai nền ẩm thực Việt-Pháp

Nhà hàng Pot Au Phở mang phong cách quán bar, nằm trên tầng 3 của ngôi nhà 6 tầng giữa khu chợ cũ Tôn Thất Đạm, quận 1. Để vào được, bạn phải đi qua nhà hàng một sao Michelin đầu tiên ở Sài Gòn, nằm ở tầng trệt. Cả hai nhà hàng đều là sản phẩm sáng tạo của đầu bếp Mỹ gốc Việt Peter Cường Franklin.

POT AU PHỞ by Ănăn Saigon

POT AU PHỞ by Ănăn Saigon

Tháng 4, nhà hàng phở này đã được tạp chí du lịch hàng đầu Mỹ Condé Nast Traveller (CNTraveller) vinh danh trong top 29 nhà hàng mới mở tốt nhất thế giới năm 2024.

Peter cho biết tình yêu với món phở nhen nhóm từ khi còn là cậu bé lớn lên ở Đà Lạt cùng mẹ. Cách đây hơn 10 năm, Peter cũng khởi nghiệp ở Hong Kong với một tiệm phở nhỏ. Quay lại Việt Nam, phở vẫn là cảm hứng để ông mở một nhà hàng “không giống ai” vào tháng 11 năm ngoái.

Pot Au Phở là mô hình bar phở đầu tiên ở Sài Gòn, “cho thực khách trải nghiệm nhậu với phở”, đầu bếp Peter nói. Nhà hàng mở cửa từ 17h đến 1-2h hôm sau. Khách có thể ngồi lai rai ăn phở, dùng các món ăn chơi, nhâm nhi cocktail thay vì chỉ đến dùng bữa 10-15 phút như ở tiệm phở truyền thống.

Chef Peter Cường Franklin

Chef Peter Cường Franklin

Thực đơn đa dạng của POT AU PHỞ

Thực đơn của POT AU PHỞ bao gồm những món phở tinh tế, phiên bản mới của bánh mì và các món ăn nhỏ đậm đà hương vị. Đây là một sự tưởng nhớ đến nhà hàng phở đầu tiên của đầu bếp Peter tại Hong Kong, gọi là Chom Chom Pho Bar, mở cửa hơn một thập kỷ trước. Thực đơn của POT AU PHỞ cũng tưởng nhớ đến người bà của đầu bếp Peter, người điều hành một quán mì truyền thống ở Đà Lạt, nổi tiếng với mì Quảng tôm và thịt heo nước màu nghệ ngon tuyệt.

Theo chef Peter, tên nhà hàng cũng là tên món ăn chính và là “món ăn tinh thần” chef đã dày công nghiên cứu. Pot-au-phở là cách chơi chữ, ghép từ pot-au-feu (món bò hầm kiểu Pháp) và phở trong tiếng Việt. Lý giải về cảm hứng tạo ra món ăn này, Peter Cường Franklin chia sẻ: anh đã tạo ra món phở lấy cảm hứng từ sự giao thoa của hai nền văn hóa Việt và Pháp. Cụ thể, cái tên Pot-au-phở xuất phát từ ý kiến cho rằng tô phở nguyên thủy xuất xứ từ món bò hầm của Pháp.

Phở đã quá quen thuộc là món ăn sáng bình dân. Nhưng Peter Cường Franklin lại biến nó thành món ăn chính vào bữa tối. Anh lý luận rằng, bản thân mình chỉ ngủ buổi sáng và làm việc khi trời sụp tối. Và món phở, dù ăn tối, thì vẫn ngon!

Món Pot Au Phở, signature dish của nhà hàng cùng tên. Đặc tính ấn tượng là chiếc bánh puff pastry kiểu Pháp đặt lên bên trên đĩa. Bên dưới kết hợp phở Việt.

Món Pot Au Phở, signature dish của nhà hàng cùng tên. Đặc tính ấn tượng là chiếc bánh puff pastry kiểu Pháp đặt lên bên trên đĩa. Bên dưới kết hợp phở Việt.

Vốn quan niệm ẩm thực là thước đo của nền văn hóa, anh đã tạo ra một menu chắt lọc tinh hoa ẩm thực của từng vùng miền. Trong đó, có thể kể đến những cái tên độc đáo như: Hà Nội bún chả in one bite (bún chả Hà Nội trong một miếng cắn); Sài Gòn snails (Ốc nhồi kiểu Sài Gòn).

Món Hà Nội Bún Chả In One Bite thiết kế theo dạng xâu BBQ độc đáo. Dùng kèm bia Hà Nội đúng điệu.

Món Hà Nội Bún Chả In One Bite được thiết kế theo kiểu xâu BBQ độc đáo, kết hợp hoàn hảo với bia Hà Nội chính hiệu.

Mỗi món ăn được bày trí ấn tượng. Cách ăn thú vị. Hương vị mới lạ. Món bún chả Hà Nội được trang trí như một xâu thịt nướng. Thực khách phải ăn trong một lần cắn để thưởng thức đúng vị bún chả. Món ăn còn dùng kèm bia đúng chuẩn Hà Nội. Ốc nhồi thịt Sài Gòn dùng kèm rượu sake. Trong khi thịt nướng Phú Quốc lại có gia vị là hạt tiêu kèm ớt ở miền núi hoang dã phía Bắc.

Nhà hàng Pot Au phục vụ món Ốc Sài Gòn dùng kèm với rượu Sake mới lạ.

Nhà hàng Pot Au phục vụ món Ốc Sài Gòn kèm với rượu Sake độc đáo.

Đa phần các món ăn đều theo concept kết hợp văn hóa. Lý giải về điều này, chef Peter Cường Franklin cho hay anh muốn nhà hàng của mình mang tính quốc tế. Trong đó, các thực đơn luôn phải được biến hóa khéo léo kết hợp ẩm thực địa phương với tinh hoa nhiều nước.

Peter cho biết phở truyền thống được cả thế giới yêu thích nhưng ông ấp ủ dự định mở tiệm phở “không giống ai” từ hàng thập kỷ trước. Ông liên tục đào sâu tìm hiểu về món ăn này và lên ý tưởng biến phở vượt ra khỏi giới hạn là một món ăn nước truyền thống thông thường.

Trải nghiệm ở Pot Au Pho từng được cây viết Joshua Zukas, phóng viên chuyên viết về du lịch Việt Nam trên tờ Insider, Mỹ, ca ngợi là “một hành trình”. Joshua đã thưởng thức combo phở 100 USD, phần ăn dành cho hai người, gồm một tô phở, ly cocktail vị phở, hai viên phở phân tử và miếng bánh mì không khí. Ngoại trừ tô phở là món “bình thường”, các món khác trong suất ăn đều “lạ lẫm” với Joshua.

“Nhân vật chính” của bữa ăn là tô phở đựng trong chiếc bát đá sâu lòng, có sáu loại thịt bò, tủy bò, bò viên và một phần bò wagyu sống để riêng. Khác với tô phở thông thường, bánh phở của phần ăn 100 USD này được để riêng. Set ăn còn có một khay đựng các loại gia vị và đĩa đựng lòng đỏ trứng sống.

Trong combo còn có cocktail phở “phojito”, được pha từ các nguyên liệu chính làm nên ly cocktail, kết hợp nhiều loại thảo mộc và gia vị cho mùi thơm giống như đang “uống” một bát phở. Ly nước trang trí thanh quế, hoa hồi khô và ớt tươi – gia vị quen thuộc của món phở.

Cocktail phở phojito

Cocktail phở phojito

Món độc lạ khác là phở phân tử, tất cả hương vị của phở được gói gọn trong một miếng có kết cấu như thạch. Viên phở được đặt trên một chiếc thìa ăn súp, tan ngay khi đưa vào miệng.

Cây viết người Mỹ nhận xét các món ăn ở nhà hàng phở độc lạ này “thích hợp cho các dịp đặc biệt”

Không gian thiết kế hiện đại của nhà hàng Pot-au-phở

Bên cạnh thực đơn phong phú, thực khách đến với Pot-au-phở sẽ còn bị ấn tượng với phong cách thiết kế đậm tính khoa học viễn tưởng. Nhà hàng được bố trí theo phong cách quầy bar. Các món ăn được phục vụ dưới ánh nến lung linh.

Không gian quán chỉ khoảng 30m2 với 14 chỗ ngồi quanh quầy bar, nơi cũng là bếp mở để thực khách có thể quan sát đầu bếp chế biến món ăn. Bếp lớn của nhà hàng nằm ở căn phòng đối diện.

Thiết kế quầy bar hiện đại, đậm chất thành thị.

Thiết kế quầy bar hiện đại, đậm chất thành thị.

Ngoài ban công, khung cảnh thành phố đối lập. Một bên là cao tầng rực rỡ ánh đèn. Một bên dưới là khu chợ cũ nhộn nhịp. Không gian độc đáo tuy nhỏ nhưng mang lại cho người khách cảm giác đẳng cấp khó tìm ở Sài Gòn.

Phía trong quầy bar đặt một bếp điện nhỏ để hâm nước nóng phục vụ cho khách. Cách này đảm bảo gia vị ổn định nhất và không gian không bị bám mùi đồ ăn. Peter cho biết các quán phở thường để nồi nướ dùng lớn trên bếp nhỏ lửa, liên tục chan cho đến khi hết, vị mặn nhạt thay đổi theo thời gian. Khách ăn sớm nước dùng mới sẽ nhạt, ăn muộn nước dùng gần cạn nồi dễ bị mặn.

Nhiều thực khách tên tuổi đến dự tiệc khai trương

Buổi tiệc diễn ra ấm cúng với sự tham gia của các thực khách. Trong đó, phải kể đến diva Hồng Nhung, nhà thiết kế Hà Linh Thư, cùng Giám đốc điều hành AmCham Việt Nam, bà Mary Tarnowka. Sự hiện diện của họ là minh chứng cho tầm ảnh hưởng của chef Peter Cường Franklin cũng như quyết định mở rộng chuỗi nhà hàng của anh.

Với tình yêu ẩm thực và văn hóa địa phương; các món ăn của Peter Cường Franklin đầu tư trong Pot-au-phở mang tính độc đáo. Đây sẽ là nhà hàng thứ ba trong chuỗi ba nhà hàng Anan, Nhaunhau. Chắc chắn Pot-au-phở cũng sẽ sớm trở thành điểm đến quen thuộc cho cả giới sành ăn, thích khám phá văn hóa ẩm thực ở Sài Thành.

 

Có tý liên quan

Để lại bình luận